Với khí hậu “đỏng đảnh” ở Việt Nam, việc sử dụng sàn gỗ trở nên khó khăn hơn cho không ít gia đình. Sợ trời mưa gây hỏng hóc, sợ nắng nóng là sàn cong vênh chóng hỏng… Nếu bạn có cùng suy nghĩ trên thì chắc chắn là bạn chưa biết tới dòng sản phẩm sàn gốc chống thấm nước rồi. Vậy chúng có cấu tạo, đặc điểm như thế nào? Cách lựa chọn và giá cả ra sao? Đây đều là những thắc mắc được rất nhiều gia chủ quan tâm.

Cấu tạo sàn gỗ chống thấm nước như thế nào?

Dù được gọi với cái tên “sàn gỗ chống thấm nước” nhưng thực tế, nó không phải tuyệt đối không ngấm nước. Chỉ là quá trình ngấm nước, bị hỏng hóc do độ ẩm hay bào mòn của nước của dòng sản phẩm này sẽ chậm hơn mà thôi, đồng thời còn có cơ chế ngăn cản nước thấm vào cốt gỗ nên thời hạn sử dụng lâu bền.

– Lớp đầu tiên trên cùng là lớp phủ bằng nhựa Polime trong suốt. Ngoài ra, lớp này còn có thể được trộn thêm 1 số thành phần khác để tăng khả năng chống trầy xước, chống bám bẩn và độ bền. Có 2 loại bề mặt sàn là bề mặt dạng trơn và dạng sần. Thích hợp cho khách hàng lựa chọn.

– Lớp thứ 2 là lớp giấy vân gỗ tự nhiên, cho cảm giác chân thật nhất.

– Lớp thứ 3, cũng là lớp quan trọng nhất, chính là cốt gỗ. Thường thì sàn gỗ chống thấm nước là loại sàn có cốt gỗ HDF, không có chứa PVC, thân thiện với người dùng. Lưu ý nhỏ: tỷ trọng của gỗ (khối lượng/m3) càng cao thì khả năng chống nước càng cao. Mức tỷ trọng này cũng tỷ lệ thuận với giá thành của sản phẩm.

– Lớp thứ 4 cũng chính là lớp đế của sàn. Lớp này thường được làm bằng giấy cân bằng, có tác dụng chống thấm ngược từ bên dưới, hạn chế tình trạng cong vênh cũng như tăng độ ổn định cho sàn gỗ.

Sáp nến cũng là một thành phần cực kỳ quan trọng. Bởi sáp nến có tác dụng bao bọc cho phần hèm khóa. Từ đó cũng nâng cao khả năng chống thấm và độ bền của sàn gỗ. Một số dòng sản phẩm không có thành phần này.

Sơ đồ cấu tạo của sàn gỗ chống thấm

 

Ưu điểm của việc lắp đặt sàn gỗ chống thấm nước

Sàn gỗ luôn mang đến cảm giác sang trọng và ấm cúng. Tuy nhiên, không phải không gian nào trong nhà hoặc văn phòng cũng có thể lắp sàn gỗ. Nhưng với dòng sản phẩm sàn gỗ chống thấm nước thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Gia chủ có thể tùy ý lắp đặt bất cứ khu vực nào.

 

Vì khả năng chống thấm nên mẫu sàn gỗ này có thể lắp cho khu vực ngoài trời, trong nhà, bếp hay thậm chí nhà vệ sinh đều được

 

Thông thường, sàn gỗ chống nước còn có khả năng chống trầy xước, chịu lực tốt nên hầu như không chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Sàn loại này có thể thi công bằng tay rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Cách kiểm tra chất lượng của sàn gỗ chống thấm nước

Sàn gỗ chống thấm nước tốt là những dòng sử dụng hèm khóa chất lượng với độ ăn khớp cao. Với hẻm khóa này, việc lắp đặt không cần dùng đến keo, thay vào đó, các mốc nối sẽ liên kết chặt chẽ với nhau.

Có thể bạn không biết: để tách rời sàn, bạn sẽ cần đến 1 lực kéo lên tới 450kg. Ngoài hèm khóa, công nghệ đảm bảo an toàn đã được nghiên cứu có thể ngăn ngừa tình trạng thấm nước qua hèm khóa, giữ cốt gỗ luôn khô ráo

 

Một cách kiểm tra khác nhanh gọn hơn khi lựa chọn sàn gỗ chống thấm tốt là ngâm trực tiếp sàn vào nước. Ví dụ, bạn mua trước 1 vài miếng ván sàn. Sau đó bạn ngâm miếng sàn đó vào nước chừng 1 đến 2 ngày. Ván sàn tốt sẽ gần như giữ nguyên hình dạng ban đầu, không bị cong vênh, mặt gỗ không bị biến dạng hay phồng rộp. Độ trương nở nhỏ hơn 8% là đạt yêu cầu.

Lưu ý về thời gian bảo hành cũng là 1 trong những mẹo chọn được sàn gỗ chất lượng. Cụ thể, thời hạn bảo hành của sàn gỗ thường rất lâu, nhiều thương hiệu còn có chính sách bảo hành vĩnh viễn, chứng minh chất lượng của sản phẩm.

 

Về cơ bản, quan niệm sàn có thể chống thấm tuyệt đối là không đúng. Và tuổi thọ cũng như độ bền của sản phẩm ngoài việc dựa vào chất lượng vốn có, quy trình lắp đặt đạt chuẩn thì còn do cách sử dụng và bảo quản của người dùng. Nếu thật sự ưng ý thì đừng quên những tip nhỏ bên trên để lựa được sàn chuẩn – chỉnh nhất bạn nhé.

 

 

 

 

 

 

zalo-icon
0917 833 338 094 178 6666