Cửa sổ là nguồn lấy sáng chủ yếu cho không gian. Cửa sổ đúng hướng, lấy được độ sáng vừa phải sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng cho hệ thống chiếu sáng. Bởi vậy khi thiết kế và bố trí cửa sổ cần đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ và thật khoa học để đem lại hiệu quả cho gia đình. Bạn đã có ý tưởng nào cho những chiếc cửa sổ của ngôi nhà mình chưa? Nếu chưa hãy trải nghiệm ngay các cách bố trí cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên hợp lý sau nhé.
Những chiếc cửa sổ là một phần không thể thiếu của ngôi nhà. Ngoài việc trang trí, đảm bảo tính thẩm mỹ, cửa sổ còn có chức năng vô cùng quan trọng là đón ánh sáng tự nhiên vào nhà. Vì thế trong quá trình thiết kế việc bố trí cửa cần được lưu tâm, sao cho lượng ánh sáng chiếu vào nhà đồng đều nhất.
Bố trí cửa sổ giếng trời
Được xem là cách bố trí khá hoàn hảo cho nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Tuy nhiên mẫu cửa này chỉ thích hợp với nhà ống, nhà đất chứ không khả thi với nhà chung cư.
Cửa sổ giếng trời giúp đón ánh sáng vào nhà gấp 3 lần so với cửa sổ quan sát. Thậm chí gấp 5 lần nếu giếng trời thiết kế ngang mái
Các tấm chắn giúp ánh sáng đi qua và lan tỏa ra khắp căn phòng.
Cửa sổ giếng trời đa dạng về thiết kế và cả kích thước. Tùy diện tích và nhu cầu chiếu sáng nhà bạn tới đâu thì đơn vị thiết kế sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn thích hợp nhất. Thêm vào đó, chi phí thiết kế giếng trời cũng không quá cao. Chúng chỉ đơn thuần là thiết kế khoảng không gian trên mái thay bằng một tấm kính cường lực trong suốt. Nếu muốn bạn cũng có thể lựa chọn kính mờ.
Kết hợp cửa sổ sát trần với cửa sổ quan sát để tăng hiệu quả lấy sáng
Có trường hợp bố trí cửa sổ sai dẫn đến tình trạng thiếu sáng tự nhiên cho không gian và không phải lúc nào cũng có thể sửa lại cửa sổ một cách dễ dàng. Phương án giải quyết khả thi lúc này là thiết kế thêm cửa sổ trần. Nhờ thế, lượng ánh sáng thu được sẽ ở mức thích hợp, đồng đều khắp căn phòng bạn
Đối với nhiều gia đình, những ngôi nhà mang phong cách hiện đại thì đây chính là mẫu cửa sổ được yêu thích.
Cửa sổ sát trần không cần kích thước quá to, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tính mỹ quan. Vì vậy bạn hãy chia nhỏ các ô cửa sổ, chạy ngang theo mép trần. Giữa các ô cửa này có một khoảng cách nhất định. Phía dưới các ô cửa sổ sát trần bạn vẫn có thể thiết kế và bố trí cửa sổ quan sát như bình thường.
Những ô cửa sát trần sẽ giúp đón ánh sáng vào nhà hiệu quả, đồng thời đưa ánh sáng được đến những nơi có vị trí cách xa cửa sổ quan sát. Nó không gây nên cảm giác sáng chói bởi ánh sáng đi từ nhiều phía vào trong phòng tạo nên sự đồng đều nhất định.
Thiết kế hai cửa sổ quan sát
Số lượng cửa sổ sẽ quyết định đến lượng ánh sáng được đón vào nhà nhiều hay ít và có hợp lý hay không, quá hiển nhiên.
Thông thường, người ta thường thiết kế hai cửa sổ đối diện nhau để tạo nên độ cân xứng tổng thể cho căn phòng. Thế nhưng điều đó lại vô tình làm lượng ánh sáng không phân tán đồng đều.
Để đảm bảo lượng sáng tự nhiên hợp lý cho căn phòng bạn nên để cửa sổ tại hai bức tường liền kề, thay vì đối diện. Nhờ đó là lượng ánh sáng tự nhiên sẽ chiếu khắp căn phòng.
Thay vì thiết kế bố trí một chiếc cửa sổ rộng bạn có thể kết hợp một dãy cửa sổ quan sát chạy dọc theo tường. Với những chiếc cửa sổ nhỏ này vừa giúp bạn đón được nhiều ánh sáng, lại có thể phân tán ánh sáng đồng đều khắp căn phòng làm mất đi cảm giác chói mắt vào những giờ cao điểm.
Những ô cửa sổ trải dài, liên kết với nhau luôn là giải pháp chiếu sáng, đồng thời căn phòng cũng trở nên tinh tế hơn
Khi bố trí cửa sổ cần lưu ý gì?
Trên thực tế, cửa sổ hướng Tây và Đông sẽ giúp đón lượng ánh sáng nhiều vào buổi sáng và buổi chiều. Nhưng vì thế mà căn phòng của bạn dễ bị chói, nhiệt độ trong phòng tăng lên. Vậy nên hãy tránh hai hướng này khi muốn thiết kế cửa sổ. Còn giải pháp xử lý trường hơn trên thì đơn giản thôi, bạn sẽ phải buông rèm, điều đó đồng nghĩa hệ thống chiếu sáng đèn điện và dụng cụ làm mát vẫn phải hoạt động.
Tránh bố trí cửa sổ đối diện với hướng Tây và hướng Đông, nhà có thể không dồi dào ánh sáng nhưng lại đảm bảo ánh sáng đồng đều, lượng nhiệt trong phòng không bị tăng lên.
Nếu bố trí cửa sổ hợp lý, việc lấy sáng cho không gian trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vậy nên hãy tham khảo một số ý kiến kể trên để có một quyết định đúng đắn nhé.