Trong kiến trúc nhà ở, khái niệm Minimalism được nhắc nhiều đến. Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản, là một trong phong trào nghệ thuật phương Tây, được phát triển mạnh từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Ngày nay, cụm từ Minimalism được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như: kiến trúc, âm nhạc, nội thất…
Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, nó thể hiện sự bố trí phòng tối thiểu, ít đồ đạc, nhưng vẫn đảm bảo công năng sử dụng. 3 điểm cần chú trọng của phong cách này là: hình dạng, màu sắc và vật liệu. Thiết kế theo phong cách tối giản được thực hiện dựa trên các dạng hình học sắc nét và bất đối xứng, trong đó việc tạo không gian các phòng, nội thất hoặc vách ngăn bằng kính đóng vai trò quan trọng.
6 điểm tạo nên sự khác biệt của phong cách tối giản
1. Less is more (tổng thể không gian ít là nhiều)
Ludwig Mies van der Rohe – người đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tối giản đặt ra nguyên tắc “Less is more – Ít là nhiều”, đây là điểm tạo nên sự khác biệt của phong cách này so với những kiến trúc kiểu Bắc Âu, cổ điện, tân cổ điển… Tổng thể không gian ở phong cách này chính là sự xuyên suốt và giản đơn mọi chi tiết đến tuyệt đối.
Chính bởi vậy, thiết kế nội thất của phong cách Minimalism, việc lựa chọn nội thất được tinh giảm hết mức, tận dụng các loại có nhiều công năng, nội thất thông minh…
2. Màu sắc hạn chế
Nói đến phong cách tối giản, thì màu sắc cũng là điểm tạo nên sự ấn tượng. Theo kiến trúc sư, một căn hộ không nên sử dụng quá 4 màu trong cùng 1 một phối cảnh. Thay vào đó, nên dùng 1 màu nền, một màu chủ đạo và 1 màu tạo điểm nhấn. Các gam màu trung tính được ưu tiên lựa chọn nếu bạn chọn phong cách tối giản như: trắng, be, nâu… Nó giúp căn hộ trở nên trang nhã và tinh tế hơn.
3. Ánh sáng trở thành 1 phần quan trọng trong thiết kế
Sự tối giản của phong cách này cũng một phần đến từ việc thiết kế ánh sáng. Trong đó, ánh sáng tự nhiên được các kiến trúc sư tận dụng bằng việc lọc qua các bình phong lá chắn, rèm cửa, tán cây… giúp tạo nên các hiệu ứng màu sắc mong muốn. Đồng thời, nó còn giúp cho ngôi nhà có điểm nhấn, tăng tính thẩm mĩ và sự hài hoà với thiên nhiên.
Các kiến trúc sư cũng tạo ra luồng ánh sáng nhân tạo, với sự tương phản giữa gam màu trung tính và màu đồ nội thất. Trong đó, màu trắng thường được sử dụng làm màu tường, vì nó vừa giúp các món nội thất trở nên nổi bật, vừa tăng giá trị của các màu sắc xung quanh. Đồng thời, tạo nên không gian rộng, thoáng, và tăng sự mát mẻ cho căn nhà.
4. Sử dụng nội thất đơn giản, nhiều tính năng
Phong cách tối giản ưa chuộng nội thất đơn giản, nhiều tính năng thông minh. Ví dụ, gia đình dùng một chiếc sofa, vừa làm ghế vừa làm giường nằm. Một chiếc bàn thông minh, có thể kéo rộng hoặc thu nhỏ theo ý của gia chủ. Dù nội thất với những đường nét đơn giản, nhưng tổng thể nó vẫn tạo nên một không gian ấn tượng và nổi bật.
5. Trang trí nội thất đơn giản
Phong cách tối giản không đòi hỏi đồ nội thất trang trí cầu kỳ, nhiều hoạ tiết và màu sắc. Vì thế, gia chủ có thể lựa chọn những món đồ đơn giản, có thể là những nội thất thông minh có thể tháo – gấp gọn gàng. Đồng thời, gia chủ nên chọn món đồ có màu trung tính, để vừa trang trí vừa tận dụng được ánh sáng tự nhiên nhất.
6. Là phong cách cho người thích sự sáng tạo, tự do
Mỗi căn phòng đều là bức tranh phản ánh của chính gia chủ. Bởi vậy, nếu bạn là người ưa chuộng sử đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng không kém phần sang trọng thì phong cách tối giản là gợi ý tuyệt vời. Ở không gian này, bạn có thể tự do bài trí nội thất theo “chất” riêng của mình.
Trên đây là những thông tin về phong cách thiết kế tối giản (Minimalism) bạn có thể tham khảo để hiểu hơn. Đồng thời, đây cũng là một gợi ý không tồi dành cho bạn nếu đang có nhu cầu xây dựng tổ ấm riêng của mình. Nếu chưa tìm được đơn vị thiết kế thi công nhà ở theo phong cách tối giản, hãy liên hệ ngay với CASAMIA để được tư vấn miễn phí ngay bây giờ nhé. Đảm bảo, những thiết kế của chúng tôi sẽ khiến bạn hài lòng.