Ngày nay, khi công nghiệp hóa xâm lấn hầu hết các lĩnh vực trong đó có cả nội thất gỗ, người ta chỉ quen cách ghép gỗ bằng keo, bằng ép lực, bằng khớp kim loại hiện đại. Tuy nhiên xét về tuổi thọ lâu bên thì tất cả những cách trên lại không thể bì được phương pháp cổ truyền mang tên “Mộng gỗ”.
Mộng gỗ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, đã tồn tại hàng ngàn năm theo dòng lịch sử của đất nước này. Thời ấy làm gì đã có keo dán, đã có khớp kim loại và trong quá trình tạo ra những chiếc bàn/ chiếc ghế/ tủ giường… bằng gỗ, người thợ đã sáng tạo ra một cách ghép hoàn toàn mới từ chính những tấm ván gỗ đã bào mịn màng.
- Mộng gỗ được tạo ra thế nào và vận hành ra sao.
Theo ghi chép còn sót lại, ngàn năm về trước mộng gỗ được tạo ra bởi những thợ thủ công có tay nghề vô cùng tinh xảo mà người thời nay khó lòng làm được. Các sản phẩm gỗ được ứng dụng thời đó thường là đồ tiến cống cho hoàng gia hay gia đình giàu có.
Xét về kết cấu, mộng gỗ được tạo ra khá đơn giản. Người thợ mộc chỉ cần dùng đục để đục phần gỗ thừa, tạo thành một bên lồi (凸) và một bên lõm (凹). Hai phần này tên gọi lần lượt là “mộng” và “lỗ mộng”. Sau khi đục xong, người thợ sẽ ráp chúng lại với nhau để các chi tiết nội thất hòa thành một thể, tạo hình cho sản phẩm.
Mộng và lỗ mộng ôm khít nhau, tạo thành mối liên kết chắc chắn
Tùy đặc trưng của mỗi loại sản phẩm mà kiểu mộng người thợ cũng sẽ khác
Nhật bản vốn nổi tiếng bởi những sản phẩm chất lượng, bền chắc qua đời người, những ngôi nhà gỗ bền, đẹp, chịu mọi cơn rung chấn của động đất. Và bí quyết của họ cũng nằm ở kỹ thuật ghép mộng gỗ.
Người Nhật xưa không cần dùng đến một cái đinh vẫn có thể dựng nên những ngôi nhà chắc chắn
Với người Nhật, mộng gỗ còn thể hiện thuyết âm – dương khăng khít
Một điểm mộng gỗ hoàn hảo là bề mặt gỗ trơn nhẵn, ôm khít lấy nhau. Do đó người thợ không chỉ có kinh nghiệm lành nghề mà phải có cả bàn tay khéo léo và bộ óc tính toán tỉ mỉ
- Các loại mộng gỗ và vai trò của mộng gỗ trong kiến trúc hiện đại
Để tạo nên những món nội thất khác nhau, những người thợ lành nghề không ngừng sáng tạo ra các kiểu ghép mộng, khớp mộng gỗ linh hoạt để sản phẩm hoàn thiện đạt đến độ hoàn mỹ nhất cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ.
Một số loại mộng thường thấy
Mộng nêm đinh gỗ là cách nối mộng thường thấy giữa những thanh gỗ thẳng, ví dụ chân bàn ghế, giá treo đồ… Điểm đặc biệt ở đây là ngoài mộng, và lỗ mộng cơ bản, người thợ còn chêm thêm một đinh gỗ để cố định mối nối.
Sản phẩm hoàn hảo là khi đinh gỗ chìm hẳn vào thanh gỗ để bề mặt mịn màng trở lại
Góc mộng ba chiều thường được ứng dụng để ghép nối ở vị trí góc cạnh như tủ, bàn, ghế…
Góc mộng ba chiều kiểu 1
Góc mộng ba chiều kiểu 2
Mộng gỗ qua thanh ghép
Mộng kẹp đầu
Mộng hình đám mây
Mộng hình mẫu quạt
Mộng gỗ đem lại hiệu quả vượt trội là thế nhưng quá trình sản xuất sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì lợi nhuận, một số đơn vị cung ứng không uy tín đã lựa chọn bắn đinh gắn keo để đẩy nhanh quá trình sản xuất. Hậu quả là bàn ghế, giá treo… sau một thời gian nhanh chóng bị gãy chân.
Người dùng thông thường sẽ không biết được sự khác nhau giữa những loại mối nối này, thường chọn sản phẩm phổ biến nên mộng gỗ dần bị mai một giá trị của mình. Tuy nhiên ở những xưởng đóng gỗ truyền thống, chất lượng, cách nối mộng vẫn được các bác thợ lành nghề duy trì, thậm chí sáng tạo thêm để cải thiện thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một số cách ghép mộng hiện đại
Dụng cụ để tạo mộng cũng phổ biến nên việc chế tạo nội thất gỗ ghép mộng cũng đang khởi sắc trở lại
Là một người tiêu dùng thông minh, bạn các biết đâu là sản phẩm sẽ đem lại giá trị lâu dài cho mình. Hi vọng với một vài thông tin kể trên từ Casamia, bạn sẽ có thêm cho mình kiến thức để mua được những sản phẩm đồ gỗ ưng ý.